Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Các tín đồ người Chăm cầu nguyện trước một hốc tường hướng về phía tây, trong không gian gần như trống trơn để tránh xao lãng.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Thánh đường Mas Jid Khay Ri Yah ở xã Nhơn Hội, huyện An Phú là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi (hay Chăm Islam) sống tại địa phương. Đây cũng là một trong những điểm tham quan của du khách khi tới Búng Bình Thiên rộng 200 ha, một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Mái vòm của thánh đường với biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh của Hồi giáo. Trong đó, vầng trăng lưỡi liềm tượng trưng cho Âm lịch Hồi giáo, còn ngôi sao là biểu tượng của sự tuân theo ý Chúa.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Khu vực thanh tẩy nằm bên phải thánh đường. Trong đạo Hồi, trước khi cầu nguyện các tín đồ phải thanh tẩy bản thân bằng các động tác rửa mặt, cánh tay, vùng đầu, tai, bàn chân.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Tín đồ cầu nguyện trước một hốc tường được gọi là Mihrab, nơi làm dấu chỉ hướng về thánh địa Mecca ở Arab Saudi. Tại Việt Nam, các Mihrab đều hướng về phía tây. Theo quy định, các tín đồ đạo Hồi phải cầu nguyện năm lần vào những giờ ấn định trong ngày: trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Kiến trúc bên dưới mái vòm của thánh đường. Nơi này được xây dựng theo phong cách đặc trưng của Hồi giáo: Nội thất đơn giản gần như trống trơn, không trang trí nhiều để các tín đồ tập trung vào cầu nguyện. Trong thánh đường chỉ có thảm thay vì ghế ngồi bởi tư thế khi hành lễ là đứng, quỳ và phủ phục. Bức tranh duy nhất treo trên tường là nhà thờ Kaaba ở thánh địa Mecca, Arab Saudi, nơi được cho là địa điểm đấng tiên tri Mohammed ra đời.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Bên dưới mái vòm của thánh đường Mas Jid Khay Ri Yah. Hầu hết nhà thờ Hồi giáo đều có một hay nhiều mái vòm, trong tiếng Arab gọi là Qubba, tượng trưng cho vòm trời.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Chuỗi hạt cầu nguyện (masbaha) của các tín đồ treo trên tường trong gian cầu nguyện. Tràng hạt là công cụ để tín đồ ghi nhớ và đọc thuộc 99 tên của thiên chúa. Các chuỗi tràng hạt có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, gỗ, gốm, đá quý… nhưng đều có 99 hoặc 33 hạt.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

As Na Quy, bé trai dân tộc Chăm với chiếc mũ đội đầu của người Hồi giáo. Cộng đồng dân tộc Chăm ở An Giang hiện có hơn 17.000 người, theo đạo Hồi Islam.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Con đường trước cửa thánh đường trong mùa hoa huỳnh liên vàng nở rộ.

Bên trong thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Trẻ em người Chăm nô đùa ở ven Búng Bình Thiên trong buổi trưa, phía trước thánh đường. Hồ nước là nơi diễn ra nhiều hoạt động của người dân địa phương, từ đánh bắt thuỷ sản đến tắm, giặt, vui chơi.
Búng Bình Thiên và thánh đường Hồi giáo cách thành phố Châu Đốc khoảng 30 km về phía bắc, giáp biên giới Campuchia.

 

Kiều Dương (theo VNExpress)