Hồ Xuân Hương điểm check-in #1 ở Đà Lạt

Hồ Xuân Hương #1 điểm check-in nhiều nhất ở Đà Lạt

Bất cứ du khách nào khi đến trung tâm thành phố Đà Lạt đều phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của một hồ nước quanh năm xanh biếc được mệnh danh là trái tim, hòn ngọc bích của thành phố ngàn hoa mộng mơ – Hồ Xuân Hương hiện ra vô cùng lãng mạn.

Hồ Xuân Hương

GIỚI THIỆU HỒ XUÂN HƯƠNG ĐÀ LẠT

Ai đến với trung tâm thành phố Đà Lạt đều phải ngỡ ngàng thốt lên rằng: Ôi! Tại sao thành phố này lại có thể đẹp đến thế! Đẹp mê hồn người lữ khách lỡ lạc bước tới nơi đây, đẹp cả trong con tim của người chưa được đến Đà Lạt bao giờ. Có phải chăng con người ta yêu Đà Lạt ngàn hoa bởi những dòng thác cuộn luôn tuôn trào hay ảo ảnh sương khói của hương hoa, của nước hồ Xuân Hương trong xanh dịu mát.

Hồ Xuân Hương

Buổi sáng trên hồ Xuân Hương

Khi đã đến Đà Lạt chớ quên ghé thăm hồ Xuân Hương. Vẻ đẹp của hồ đã làm say đắm biết bao nhà thơ, nhà văn. Bài thơ về hồ Xuân Hương Đà Lạt hay nhất của nhà thơ Hàn Mặc Tử bạn có thể tham khảo :

Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều

 Để nghe dưới nước đáy hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để nghe trời giải nghĩa yêu

Có rất nhiều thắc mắc về diện tích của hồ Xuân Hương đà lạt như chu vi của hồ xuân hương đà lạt có phải 10km không? Chiều dài của hồ khoảng 7 km rộng 25 ha và có hình trăng lưỡi liềm.

Tại sao hồ lại có tên gọi là hồ Xuân Hương?

Nghe tới cái tên hồ Xuân Hương chắc chắn rất nhiều người sẽ thắc mắc về tên gọi này và hiện nay có 2 giả thiết được đặt ra về tên gọi của hồ.

Hồ Xuân Hương

Giả thiết đầu tiên

Tên gọi của Hồ có được vào năm 1953 được đặt theo tên của bà chúa thơ nôm nổi tiếng thế kỷ 19 của Việt Nam là nhà thơ Hồ Xuân Hương

Gỉa thiết thứ 2

Đó chính là xung quanh Hồ Xuân Hương có rất nhiều loài hoa và cây cối vào mùa xuân hương hoa của các loài này quyện lại với nhau có hương thơm rất đặc biệt nên hồ có tên Hồ Xuân Hương từ đó

Lịch sử hình thành 

Hồ trước đây là thượng nguồn của dòng thác Cam Ly là nơi cư trú của những người Đà Lạt xưa có tên là dân tộc Lạch đến năm 1919 một viên công sứ người Pháp khi đó là Cunhac đã có ý tưởng ngăn dòng suối thành hồ và giao cho kỹ sư Labbé thực hiện, đến năm 1923 thì có 2 con đập được xây dựng tạo thành 2 hồ.

Vào năm 1932 có một cơn bão lớn với lượng nước kinh hoàng đã làm đập bị vỡ. Phải đến tận năm 1934 thì một kỹ sư người Việt Nam tên là Trần Đăng Khoa đã thiết kế bỏ 2 đập cũ bằng một đập lớn được xây dựng bằng đá.

Khu vực đập được xây dựng nằm ở trước Dinh Quản Đạo do ông Phạm Hòe cai quản mà người dân thời đó hay gọi là ông Đạo và tồn tại tên gọi đến tận ngày nay.

Nguồn: Hoa Dalat