Xay Thot Not mua nuoc noi

Đến ‘xứ sở cây thốt nốt’ Tịnh Biên mùa nước nổi

Đến ‘xứ sở cây thốt nốt’ Tịnh Biên mùa nước nổi

“Tịnh Biên – An Giang vào mùa nước nổi đẹp như tranh vẽ với hàng cây thốt nốt huyền thoại” – nhiếp ảnh gia Minh Trung (TP. HCM) nhận xét.

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 1.

Mùa nước nổi Tịnh Biên yên bình, đẹp như tranh vẽ – Ảnh: MINH TRUNG

Cây thốt nốt gắn liền với vùng Thất Sơn (hay còn gọi là vùng Bảy Núi) thuộc địa phận huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Vì thế, nơi đây được xem là “xứ sở của thốt nốt”.

Mùa nước nổi Tịnh Biên từ tháng 9 tới 11 hàng năm là thời điểm các nhiếp ảnh gia về đây để sáng tác ảnh.

Du khách đến Tịnh Biên có thể dễ dàng bắt gặp những cây thốt nốt vươn thẳng lên cao 30m, có cây lại uốn cong thân và khi chúng soi bóng mặt hồ tạo nên cấu trúc đối xứng tuyệt đẹp.

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 2.

Du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây thốt nốt khi đến Tịnh Biên, An Giang – Ảnh: MINH TRUNG

Đặc biệt, giới nhiếp ảnh tới Tịnh Biên không thể không ghé hàng thốt nốt và cây “thốt nốt sinh đôi” nằm phía sau ngôi chùa Khmer có tên gọi “Sà-Đách-Tót”. Họ gọi đây là “hàng thốt nốt huyền thoại” vì có nhiều bức ảnh đẹp ra đời tại đây đoạt giải tại các cuộc thi ảnh.

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 3.

Hàng cây thốt nốt huyền thoại trở thành đề tài sáng tác ảnh của các nhiếp ảnh gia – Ảnh: MINH TRUNG

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 4.

Hàng cây thốt nốt soi bóng trên mặt hồ vào lúc bình minh – Ảnh: MINH TRUNG

Du khách còn có thể ghi lại quang cảnh cánh đồng ngập nước mênh mông, “vũ điệu” ngư dân quăng chài bắt cá, hay lúc người dân leo cây thốt nốt để thu hoạch trái.

Người dân Tịnh Biên không chỉ kiếm được tiền từ thu hoạch trái thốt nốt mà còn tăng thu nhập nhờ việc làm mẫu cho các nhiếp ảnh gia chụp ảnh.

Bạn đừng quên thưởng thức ly thốt nốt mát lạnh ngọt lịm chắc chắn sẽ xua đi những mệt nhọc trong hành trình phám phá.

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 5.

“Cây thốt nốt sinh đôi” tại Tịnh Biên – Ảnh: MINH TRUNG

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 6.

Người dân leo cây thu hoạch trái thốt nốt – Ảnh: MINH TRUNG

Bức tranh vùng sông nước Tịnh Biên trở nên huyền ảo hơn khi được ghi lại vào lúc bình minh hay hoàng hôn.

Mùa nước nổi ở Tịnh Biên cũng là lúc diễn ra lễ hội đua bò ở vùng Bảy Núi, An Giang vào dịp Tết Dolta của người Khmer (cuối tháng 8 đầu tháng 9 Âm lịch) nên thu hút rất đông du khách đến thưởng thức.

“Mùa nước nổi Tịnh Biên không chỉ mang lại sự trù phú cá tôm, cùng với đó là vẻ đẹp yên bình, các lễ hội mang đậm dấu ấn của người dân tộc, còn tấm lòng người dân thật thân thiện” – anh Minh Trung cho biết.

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 7.

Vũ điệu ngư dân quăng chài bắt cá tại mùa nước nổi Tịnh Biên – Ảnh: MINH TRUNG

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 8.

Một ngư dân đang chèo thuyền bắt cá tại cánh đồng ngập nước Tịnh Biên – Ảnh: MINH TRUNG

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 9.

Mùa nước nổi bình yên – Ảnh: MINH TRUNG

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 10.

Nếu có dịp, du khách hãy một lần ghé thăm Tịnh Biên – Ảnh: MINH TRUNG

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 11.

Khoảnh khắc “đôi bò hôn nhau” trong lễ hội đua bò ở vùng Bảy Núi, An Giang – Ảnh: MINH TRUNG

Ngoài thăm cánh đồng thốt nốt ở Tịnh Biên, du khách có thể tham quan các địa điểm du lịch khác ở An Giang như chợ nổi Long Xuyên, miếu bà Chúa Xứ – Châu Đốc, “vương quốc mắm” ở chợ Châu Đốc, rừng tràm Trà Sư – Tịnh Biên hay cánh đồng Tà Pạ, núi Cô Tô ở huyện Tri Tôn.

Nếu du khách thích trải nghiệm bằng xe máy, tùy vào lịch trình và thời gian có thể chọn các cung đường phù hợp để tham quan Tịnh Biên, có thể chọn như sau: TP HCM – QL1A – Cầu Mỹ Thuận – Sa Đéc – Phà Vàm Cống – TP. Long Xuyên – Tri Tôn – TP. Châu Đốc – Tịnh Biên.

Đến xứ sở cây thốt nốt Tịnh Biên mùa nước nổi - Ảnh 12.

Bản đồ hướng dẫn 3 cách đi từ TP.HCM (Nhà thờ Đức Bà) tới Tịnh Biên (An Giang) – Ảnh chụp màn hình

HUỲNH PHƯƠNG (Báo Tuổi Trẻ)